Ruồi vàng đục trái – Đặc điểm sinh học và sinh thái

29/05/2021

Ruồi vàng đục trái là loài côn trùng gây hại nguy hiểm đối với nhiều loại cây ăn quả như mít, xoài, mận, ổi, măng cụt… Ruồi chích vào quả đẻ trứng, trứng nở thành dòi, dòi đục sâu vào quả làm quả thối rụng hàng loạt

Đặc điểm sinh học và sinh thái của loài ruồi vàng: 

Vòng đời của ruồi vàng: 22-28 ngày và trải qua 4 giai đoạn: Trứng – Ấu trùng (Dòi) – Nhộng và Ruồi trưởng thành:

Ruồi vàng có vạch vàng ở ngang lưng

   – Trứng: 2-3 ngày. Trứng ruồi có hình dạng quả dưa chuột, dài khoảng 1mm, lúc mới đẻ có màu trắng sữa, khi sắp nở có màu vàng nhạt. Khi giòi nở vỏ trứng tách ra theo một đường dọc.

   – Ấu trùng (Dòi) : 8-10 ngày. Ấu trùng non mới nở dài khoảng 1,5mm, miệng có một móc cứng đen, đẫy sức dài khoảng 6-8 mm, màu vàng nhạt. Khi dòi đẫy sức chui ra ngoài hóa nhộng.

Dòi (ấu trùng) của ruồi vàng

   – Nhộng: 7-12 ngày. Vỏ nhộng (kén giả) hình trứng dài, lúc đầu có màu vàng nâu, lúc ruồi sắp vũ hóa chuyển sang màu nâu đỏ. 

  – Ruồi trưởng thành đẻ trứng sau 5-7 ngày và có thể sống hàng tháng. Một con ruồi vàng cái có thể đẻ 150-200 trứng. Ruồi trưởng thành hoạt động ban ngày, thường là sáng sớm hoặc chiều mát..

Hinhảnh nông sản bị ruồi vàng gây hại :

Cách xử lý ruồi vàng

SUPER 2 : XUA ĐUỔI RUỒI VÀNG, ỐC SÊN , KIẾN , MUỖI

Công dụng
Làm mất môi trường sống của côn trùng côn trùng có hại : Ruồi, muỗi, kiến, ốc sên…
Bổ sung vi sinh vật có lợi phân hủy chất hữu cơ (tinh bột,xenlulozo, lipit,protid ), cải tạo đất
Ức chế vi khuẩn có hại, hạn chế mầm bệnh ảnh hưởng đến cây trồng
Kích thích bộ rễ phát triển
CÁCH SỬ DỤNG
– Hòa 1 lít chế phẩm sinh học Superfarm 2 với 500-600 lít nước sạch phun lên lá và tưới ẩm vào gốc cây liên tục 3 ngày.-  Cách 15 ngày phun nhắc lại để ức chế mầm bệnh